Tổ hợp tác khi thay đổi những nội dung gì thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước? Mẫu thông báo thay đổi tổ hợp tác mới nhất?
Tổ hợp tác khi thay đổi những nội dung gì thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ hợp tác như sau:
Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
2. Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
3. Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi tổ hợp tác thay đổi một trong những nội dung sau đây thì phải gửi thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi:
- Tên tổ hợp tác;
- Địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh;
- Tổng giá trị phần đóng góp;
- Người đại diện;
- Số lượng thành viên của tổ hợp tác
Mẫu thông báo thay đổi tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo thay đổi tổ hợp tác mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Mẫu I.01 được ban hành kèm theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về Mẫu thông báo thay đổi tổ hợp tác cụ thể như sau:
Như vậy, khi thay đổi một trong các nội dung đã được quy định trên đây thì tổ hợp tác cần phải lập thông báo theo mẫu này và gửi đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
Tải Mẫu thông báo thay đổi tổ hợp tác mới nhất tại đây
Phần đóng góp của các thành viên trong tổ hợp tác được xác minh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì việc xác minh phần đóng góp được quy định cụ thể như sau:
Xác minh phần đóng góp
1. Tổ hợp tác lập sổ ghi chép rõ ràng, minh bạch về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác, bao gồm các nội dung sau:
a) Tên, số định danh cá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của thành viên đóng góp hoặc tên, mã số pháp nhân, địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân và tên, số định danh cá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đóng góp;
b) Giá trị phần đóng góp và loại tài sản đóng góp của thành viên tổ hợp tác;
c) Thời điểm đóng góp;
d) Chữ ký của người đóng góp hoặc đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
đ) Chữ ký của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và thành viên tổ hợp tác được phân công nhiệm vụ tiếp nhận phần đóng góp.
2. Sổ ghi chép về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác phải được tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lưu giữ, bảo quản và chịu trách nhiệm trước tổ hợp tác, pháp luật nếu làm mất, tẩy xóa, sai lệch thông tin.
3. Thành viên tổ hợp tác được cấp “Giấy xác nhận phần đóng góp”, nếu cần thiết, với đầy đủ thông tin như trong sổ ghi chép của tổ hợp tác tại thời điểm đóng góp.
Như vậy, theo quy định hiện nay, nhằm xác minh được phần đóng góp của các thành viên tổ hợp tác một cách minh bạch, rõ ràng thì tổ hợp tác phải lập sổ ghi chép cụ thể về việc đóng góp của các thành viên. Đồng thời, nếu cần thiết thì thành viên tổ hợp tác được cấp Giấy xác nhận phần đóng góp với đầy đủ thông tin như trong sổ ghi chép tại thời điểm đóng góp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, có sử dụng Dân quân tự vệ? Bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của ai?
- Tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 03 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án thì người có thẩm quyền tiến hành xử lý như thế nào?
- Dự thảo Nghị quyết chi bộ tháng 12 2024? Mẫu dự thảo nghị quyết sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2024?
- Khi nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?