Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự?
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động bao gồm: hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Các hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và có sự tham gia của các cá nhân hoặc tổ chức liên quan (bị can, bị cáo, người bị hại, người bào chữa, v.v.).
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Ngày 27/11/2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tính đến ngày 21/12/2024 thì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 vẫn còn hiệu lực thi hành.
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có nêu: "Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự".
Như vậy, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 do Quốc hội ban hành.
Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự? (Hình từ Internet)
Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật Tố tụng Hình sự được quy định thế nào?
Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định lần lượt tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
(2) Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
(3) Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
- Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
Theo quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì hiện nay có 27 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
(1) Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(2) Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(3) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(4) Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(5) Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân (Điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(6) Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(7) Suy đoán vô tội (Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(8) Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(9) Xác định sự thật của vụ án (Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(10) Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(11) Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 17 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(12) Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(13) Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(14) Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(15) Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng (Điều 21 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(16) Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(17) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(18) Tòa án xét xử tập thể (Điều 24 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(19) Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(20) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(21) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm (Điều 27 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(22) Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(23) Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự (Điều 29 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(24) Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(25) Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(26) Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
(27) Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?