Toà án có tuyên bố doanh nghiệp phá sản nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua hay không?
- Toà án có tuyên bố doanh nghiệp phá sản nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua hay không?
- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản phải thể hiện được những nội dung nào trên quyết định?
- Bị tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì phía doanh nghiệp có hết nghĩa vụ thanh toán nợ không?
- Việc xóa tên doanh nghiệp phá sản trong sổ đăng ký kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Toà án có tuyên bố doanh nghiệp phá sản nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua hay không?
Căn cứ Điều 107 Luật Phá sản 2014 quy định về việc quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ như sau:
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
2. Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;
b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Theo đó, nếu Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Toàn án nhân dân sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Toà án có tuyên bố doanh nghiệp phá sản nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản phải thể hiện được những nội dung nào trên quyết định?
Theo Điều 108 Luật Phá sản 2014 thì trên quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản do Tóa án nhân dân ban hành phải thể hiện những nội dung như:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
- Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;
- Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp;
- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp theo thứ tự phân chia tài sản;
- Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật;
- Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.
Bị tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì phía doanh nghiệp có hết nghĩa vụ thanh toán nợ không?
Căn cứ Điều 110 Luật Phá sản 2014 quy định về nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau:
Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo như quy định trên thì quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xóa tên doanh nghiệp phá sản trong sổ đăng ký kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 109 Luật Phá sản 2014 quy định về việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?