Tòa án nào có thẩm quyền xét xử trong địa bàn thiết quân luật? Tòa án quân sự có được xét xử vụ án mà bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân không?

Em cho anh hỏi là Tòa án nào có thẩm quyền xét xử trong địa bàn thiết quân luật? Tòa án quân sự có được xét xử vụ án mà bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân không? - Câu hỏi của anh Quốc Khánh đến từ Tây Ninh

Tòa án nào có thẩm quyền xét xử trong địa bàn thiết quân luật?

Căn cứ vào Điều 272 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Như vậy, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Tòa án quân sự

Tòa án quân sự (Hình từ Internet)

Tòa án quân sự có được xét xử vụ án mà bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân không?

Căn cứ vào Điều 273 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự như sau:

Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử thuộc về:

- Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

- Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Như vậy, nếu thuộc vào trường hợp nêu trên thì Tòa án quân sự sẽ có thể xét xử vụ án mà bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.

Ai có quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu?

Căn cứ vào Điều 275 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử như sau:

Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

Thiết quân luật Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thiết quân luật
Tòa án quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai có thẩm quyền ra lệnh thiết quân luật? Trong quá trình thiết quân luật thì có được tụ tập đông người hay không?
Pháp luật
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đúng không? Chánh án báo cáo công tác của Tòa án quân sự với ai?
Pháp luật
Ban bố thiết quân luật khi nào? Thiết quân luật khẩn cấp? Các biện pháp đặc biệt được thi hành trong thời gian thi hành thiết quân luật?
Pháp luật
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không?
Pháp luật
Các biện pháp đặc biệt trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật thì ai sẽ có quyền ra lệnh áp dụng?
Pháp luật
Ai ban bố thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật? Trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy thi hành lệnh thiết quân luật?
Pháp luật
Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì? 5 biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành thiết quân luật là gì?
Pháp luật
Thiết quân luật như thế nào? Trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật có các biện pháp đặc biệt nào được áp dụng?
Pháp luật
Thiết quân luật do ai thực hiện? Cấm hay hạn chế đi lại trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật?
Pháp luật
Diễn tập thiết quân luật là gì? Lệnh thiết quân luật cần phải xác định cụ thể những nội dung nào?
Pháp luật
Quân luật là gì? Thiết quân luật tiếng Hàn là gì? Ai đề nghị ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết quân luật
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,840 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết quân luật Tòa án quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết quân luật Xem toàn bộ văn bản về Tòa án quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào