Tòa án nhân dân cấp huyện có bắt buộc phải thành lập Tòa chuyên trách không? Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm?
Tòa án nhân dân cấp huyện có bắt buộc phải thành lập Tòa chuyên trách không?
Việc thành lập Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có:
- Tòa hình sự,
- Tòa dân sự,
- Tòa gia đình và người chưa thành niên,
- Tòa xử lý hành chính.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện không bắt buộc phải thành lập Tòa chuyên trách.
Việc thành lập Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện thỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết, đáp ứng yêu cầu, thực tế xét xử ở địa phương.
Tòa án nhân dân cấp huyện có bắt buộc phải thành lập Tòa chuyên trách không? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện vắng mặt thì ai có trách nhiệm thay Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án?
Việc lãnh đạo công tác của Tòa án khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện vắng mặt được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, theo quy định, khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện vắng mặt thì một Phó Chánh án sẽ được Chánh án Tòa án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?