Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có các ngạch Thư ký Tòa án nào? Thư ký Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ chính sách gì?
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có các ngạch Thư ký Tòa án nào?
Căn cứ vào Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Thư ký Tòa án như sau:
Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
a) Thư ký viên;
b) Thư ký viên chính;
c) Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
- Thư ký viên;
- Thư ký viên chính;
- Thư ký viên cao cấp.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có các ngạch Thư ký Tòa án nào? (Hình từ Internet)
Thư ký Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ chính sách gì?
Căn cứ vào Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chế độ chính sách đối với Thư ký Tòa án như sau:
Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
3. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
4. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Như vậy, Thư ký Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ chính sách sau đây:
- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án. Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
- Thư ký Tòa án được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
- Thư ký Tòa án được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
- Thư ký Tòa án được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Phải làm Thư ký Tòa án bao nhiêu năm thì mới được làm Thẩm tra viên?
Căn cứ vào Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Như vậy, phải làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên mới được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?