Tòa nhà chung cư thì phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu lối thoát nạn và những lối nào có thể xem là lối thoát nạn trong tòa nhà nếu có xảy ra cháy?
Nhà chung cư được phân loại là nhóm nhà nào dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng?
Căn cứ tiết 2.6.6 tiểu mục 2.6 Mục 2 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về phân loại nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng như sau:
"2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY
...
2.6. Nhà, khoang cháy, gian phòng
...
2.6.6. Trong các nhà có cấp nguy hiểm cháy theo công năng xác định, mà trong trường hợp chung, cho phép bố trí nhóm các gian phòng và các gian phòng có nguy hiểm cháy theo công năng khác, thì ngoài việc tuân theo các yêu cầu chung của quy chuẩn này, còn phải bảo đảm các điều kiện bổ sung theo các tiêu chuẩn thiết kế các dạng cụ thể của nhà và các thiết bị kỹ thuật tương ứng đó.
Như vậy, nhà chung cư được phân loại vào nhóm nhà F1 là nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả để ở suốt ngày đêm) thuộc nhóm F1.3
Những lối nào có thể xem là lối thoát nạn trong một tòa nhà chung cư? (Hình từ Internet)
Những lối nào có thể xem là lối thoát nạn khi xảy ra cháy trong một tòa nhà chung cư?
Căn cứ tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về các lối được xem là lối thoát nạn như sau:
"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
3.2.1 Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
a) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ.
b) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
c) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại đoạn a) và đoạn b) của điều này. Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
Theo đó, đối với các phòng từ tần 1 thì các lối được xem là lối thoát nạn bao gồm:
- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ.
Đối với các tầng bất kỳ trừ tầng 1 thì lối thoát nạn gồm:
- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
Một tòa nhà chung cư phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu lối thoát nạn cho cư dân sinh sống?
Căn cứ tiết 3.2.6 tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về số lượng các thoát nạn tài một tòa nhà cung cư như sau:
"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
3.2.6 Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
- F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4;
- F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13;
- F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người.
Các tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
Cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2, F3, F4.2, F4.3, F4.4 với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy loại 2 (theo Bảng 2), đồng thời phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
- Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 300 m2.
- Đối với nhà có chiều cao từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 200 m2 và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.
..."
Theo quy định trên thì một tòa nhà chung cư không được phép có ít hơn hai lối thoát nạn khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên).
Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có thì một tòa nhà chung cư phải có thêm một lối ra khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?