Tội bức tử được quy định như thế nào theo pháp luật hình sự hiện hành? Phạm tội bức tử cần thỏa mãn những điều kiện nào?

Em đang có một đề tài khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về tội bức tử, nên có một vài thắc mắc như sau: Tội bức tử được quy định như thế nào theo pháp luật hình sự hiện hành? Phạm tội bức tử cần thỏa mãn những điều kiện nào? Khung hình phạt đối với tội bức tử?

Tội bức tử được quy định như thế nào theo pháp luật hình sự hiện hành?

Người phạm tội bức tử bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:

“Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."

Như vậy, có thể hiểu bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Biểu hiện như: Đánh đập, bỏ đói, bắt nạn nhân làm việc nặng nhọc quá mức cho phép, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nạn nhân... Hành vi này thường lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân tự sát.

Phạm tội bức tử cần thỏa mãn những điều kiện nào?

Phạm tội bức tử

Từ quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội bức tử, có thể phân tích được người phạm tội bức tử cần thỏa mãn những điều kiện sau đây:

- Người bị hại phải là người bị lệ thuộc vào người phạm tội:

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141,142,143,144,145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, quy định như sau:

“Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).”

Như vậy, căn cứ quy định trên thì người lệ thuộc được hiểu là người bị lệ thuộc về vật chất hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng; là người dựa vào người khác trong cuộc sống về các mặt vật chất hay tinh thần như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng,...

Mối quan hệ lệ thuộc giữa người bị hại và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không.

- Người bị hại tự bản thân mình tước đoạt tính mạng của mình:

Nạn nhân dùng những phương thức khác nhau, tự tước đoạt tính mạng, chẳng hạn như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống biển,...Nếu nạn nhân không phải tự sát mà nhờ đến người khác giúp thì người có hành vi ngược đãi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử.

- Nguyên nhân trực tiếp của việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội:

Nếu nạn nhân bị ngược đãi tàn ác, hoặc bị làm nhục ( ví dụ như: Bị đánh đập, bị bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc, quá sức, không cho học hành, vui chơi...) nhưng không tự sát thì người đã đối xử như vậy với nạn nhân không được xem là phạm tội bức tử. Hậu quả tự sát có chết người hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc đã tự sát là do hành vi của người phạm tội gây ra.

- Chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Ngoài ra, có những trường hợp có thể xem xét bị truy tố hoặc không truy tố người có hành vi bức tử nếu nạn nhân không bị chết.

Ví dụ về phạm tội bức tử: Bé A liên tục bị hành hạ, đánh đập, bị bỏ đói, bạo hành dã man gây ra sự uất ức, đau đớn về thể xác. Không những vậy bé còn bị chửi rủa, mắng nhiếc trong một thời gian dài gây tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm dẫn đến muốn tự tử.

Pháp luật hình sự quy định thế nào về khung hình phạt đối với tội bức tử?

Đối với tội bức tử, pháp luật hình sự hiện hành chia thành 2 khung hình phạt, cụ thể quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:

- Đối với người phạm tội đã có các dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội phạm như: đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì có mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.

- Đối với người phạm tội có hành vi bức tử đối với 2 người trở lên và đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội bức tử có thể bị phạt tối đa lên đến 12 năm.

Trách nhiệm hình sự
Tội bức tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà thầu vi phạm quy định trong lĩnh vực khảo sát xây dựng để sập cầu qua sông thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cố ý làm lộ clip nóng của bạn gái lên mạng thì đi bao nhiêu năm tù? Bị người khác làm lộ clip nóng lên mạng thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Truy nã là gì? Trốn truy nã có làm tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Nội dung quyết định truy nã bao gồm những gì?
Pháp luật
Người phạm tội bị kết án với hình phạt tiền thì có án tích không? Người phạm tội phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt tiền như thế nào?
Pháp luật
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Bị người khác quay lén tắm thì xử lý thế nào?
Pháp luật
ONS là gì? FWB là gì? Mối quan hệ ONS hoặc FWB có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự
16,129 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm hình sự Tội bức tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự Xem toàn bộ văn bản về Tội bức tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào