Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người có điểm giống và khác nhau như thế nào?
Điểm giống giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Tội giết người đang được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Giữa hai tội này có những điểm giống nhau như:
- Đều xâm phạm đến khách thể là tính mạng, sức khỏe của con người.
- Đối tượng tác động của cả hai tội đều là cơ thể của con người đang sống và là cơ thể của người khác.
- Đều có hành vi dùng sức mạnh thể chất tác động lên thân thể của nạn nhân.
- Đều có hậu quả giống nhau là nạn nhân bị chết.
- Đều thực hiện với lỗi cố ý; động cơ phạm tội không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của cả hai tội.
- Đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Hình từ Internet)
Điểm khác nhau giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Tiêu chí | Tội giết người | Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người |
CCPL | Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 |
Mục đích của hành vi phạm tội | Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân. | Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. |
Xác định mức độ, cường độ tấn công | Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. | Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn. |
Vị trí tác động trên cơ thể | Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,... | Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân,... |
Yếu tố lỗi | Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. | Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. |
Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. | Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. | |
Hình phạt | Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Giết 02 người trở lên; - Giết người dưới 16 tuổi; - Giết phụ nữ mà biết là có thai; - Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; - Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; - Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; - Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; - Thực hiện tội phạm một cách man rợ; - Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; - Thuê giết người hoặc giết người thuê; - Có tính chất côn đồ; - Có tổ chức; - Tái phạm nguy hiểm; - Vì động cơ đê hèn. Không thuộc các trường hợp trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. | Làm chết 01 người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm; Làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. |
Hình phạt cao nhất | Tử hình | Chung thân |
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm | Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. |
Người phạm tội giết người, tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp nào?
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội giết người, tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau:
- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?