Tôm hùm sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào khi mắc bệnh sữa trên tôm hùm? Thuốc thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh sữa ở tôm hùm có phải tiến hành điều chế hay không?
Tôm hùm sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào khi mắc bệnh sữa?
Theo Mục 5 TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm hùm khi mắc bệnh sữa như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2 Triệu chứng lâm sàng
- Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh;
- Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Sau từ 3 ngày đến 5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ trắng trong sang lốm đốm trắng đục rồi chuyển thành trắng đục.
5.3 Bệnh tích
- Mô cơ ở phần bụng chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục, nhão, có mùi hôi;
- Dịch tiết của cơ thể (bao gồm cả máu) có màu trắng đục như sữa, số lượng tế bào máu giảm nhiều so với tôm bình thường, máu khó đông;
- Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt và có trường hợp bị hoại tử;
- Ở mô liên kết gan tụy và trong máu tôm bị bệnh có từng đám dày đặc sinh vật ký sinh nội bào Rickettsia- like bacteria."
Theo đó, khi tôm mắc bệnh sữa trên tôm hùm thì sẽ có triệu chứng lâm sàng như:
- Tôm hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh;
- Giảm hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ trắng trong sang lốm đốm trắng đục rồi chuyển thành trắng đục sau 3 đến 5 ngày bệnh.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên người nuôi có thể nhận biết tôm có nhiễm bệnh hay không khi quan sát mô có ở phần bụng của tôm, phần bụng chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục, nhão, có mùi hôi hay dịch tiết của cơ thể (bao gồm cả máu) có màu trắng đục như sữa, số lượng tế bào máu giảm nhiều so với tôm bình thường, máu khó đông;
Có thể sử dụng một số phương pháp để quan sát màu sắc gan tụy của tôm có nhợt nhạt hay không, một số trường hợp sẽ bị hoại tử mô liên kết gan tụy và trong máu tôm bị bệnh có từng đám dày đặc sinh vật ký sinh nội bào Rickettsia- like bacteria.
Tôm hùm sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào khi mắc bệnh sữa? Thuốc thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh sữa ở tôm hùm có phải tiến hành điều chế hay không? (Hình từ Internet)
Thuốc thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh sữa trên tôm hùm có phải tiến hành điều chế hay không?
Theo Mục 3 TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng trong trong việc chẩn đoán bệnh sữa trên tôm hùm như sau:
"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có nuclease, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nhuộm Giemsa
3.2.1 Dung dịch Giemsa đậm đặc (xem A.1).
3.2.2 Dung dịch đệm phosphat (xem A.2).
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng thuốc nhuộm Giemsa thương mại và pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
3.3 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR (Polymerase Chain Reaction)
3.3.1 Kít tách chiết ADN (axit deoxyribonucleic), Protein K.
3.3.2 Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).
3.3.3 Cặp mồi (primes), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.3.4 Agarose.
3.3.5 Dung dịch đệm TAE (Tris-acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris-brorate - EDTA) (xem A.3).
3.3.6 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.3.7 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.3.8 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.3.9 Thang chuẩn ADN (Marker).
3.3.10 Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.4 Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp mô bệnh học
3.4.1 Formalin 10 %, được chuẩn bị từ dung dịch formaldehyd 38 % và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) (tỷ lệ thể tích 1 : 9).
3.4.2 Xylen.
3.4.3 Thuốc nhuộm Haematoxylin (xem A.4).
3.4.4 Thuốc nhuộm Eosin (xem A.5).
3.4.5 Parafin, có độ nóng chảy từ 56 oC đến 60 oC.
3.4.6 Dung dịch Davidson (xem A.6).
3.4.7 Keo dán lamen."
Như vậy, theo Tiêu chuẩn vừa nêu trên thì một số loại thuốc thử dùng trong phương pháp chẩn đoán bệnh sữa trên tôm hùm phải tiến hành điều chế như :
- Dung dịch Giemsa đậm đặc.
- Dung dịch đệm phosphat.
- Dung dịch đệm TAE hoặc TBE
- Thuốc nhuộm Haematoxylin.
- Thuốc nhuộm Eosin.
- Dung dịch Davidson.
Các loại thuốc thử dùng trong các phương pháp chẩn đoán bệnh sữa trên tôm hùm phải tiến hành điều chế như thế nào?
Theo Phụ lục A TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về thành phần và chuẩn bị thuốc thử như sau:
A.1 Dung dịch Giemsa đậm đặc
A.1.1 Thành phần
Giemsa (dạng bột) 1,0 g
Glyxerin 66 ml
Cồn metanol nguyên chất 66 ml
A.1.2 Chuẩn bị
Làm nóng glyxerin trong bể ủ nhiệt (4.2.2). Thêm thuốc nhuộm Giemsa trộn đều và ủ trong 2 h. Sau đó để nguội và thêm cồn metanol và giữ trong khoảng 2 tuần trước khi sử dụng.
Khi sử dụng pha loãng theo tỷ lệ 1 : 10 (thể tích) trong dung dịch đệm phosphat 0,01 M (pH = 7,0) và giữ trong 30 min.
A.2 Dung dịch đệm phosphat
A.2.1 Thành phần
Dung dịch natri hydrophosphat 9,47 g
Dung dịch kali dihydrophosphat 9,08 g
Nước cất 900 ml
A.2.2 Chuẩn bị
Hòa tan natri hydrophosphat, kali dihydrophosphat trong nước cất và lắc cho tan hết.
A.3 Dung dịch đệm TAE hoặc TBE
A.3.1 Thành phần
Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X 100 ml
Nước đã khử ion 900 ml
Tổng: 1000 ml dung dịch TAE (hoặc TBE) 1X
A.3.2 Chuẩn bị
Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hoà chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
A.4 Thuốc nhuộm Hematoxylin (dung dịch Hematoxylin - Mayer)
A.4.1 Thành phần
Hematoxylin dạng tinh thể 1 g
Natri iodat 0,2 g
Amoni alum sulfat (hoặc kali alum sulfat) 50 g
Axit citric 1 g
Chloral hydrat 50 g
Nước cất 1 000 ml
A.4.2 Chuẩn bị
Hòa tan hematoxylin trong nước, sau đó cho natri iodat và amoni alum sulfat hoặc kali nhôm sulfat, hoà tan, tiếp tục cho axit citric và chloral hydrat rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã pha trong chai tối màu.
A.5 Thuốc nhuộm Eosin
A.5.1 Thành phần
Eosin Y 1 g
Etanol 70 % (thể tích) 1 lít
Axit axetic 5 ml
A.5.2 Chuẩn bị
Thêm từ 2 giọt đến 3 giọt axit axetic vào etanol 70 % (thể tích) (3.1.1). Hoà tan eosin trong cồn, sau đó thêm axit axetic rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã chuẩn bị trong chai tối màu.
A.6 Dung dịch Davidson
A.6.1 Thành phần
Etanol tuyệt đối (3.1.1) 330 ml
Formalin (dung dịch nước bão hòa khí formaldehyd, từ 36 % đến 38 %) 220 ml
Axit acetic 115 ml
Nước cất 355 ml
A.6.2 Chuẩn bị
Hòa tan axit acetic, formalin và etanol trong 355 ml nước cất, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng."
Theo đó, đối với các loại thuốc thử cần phải tiến hành điều chế như dung dịch Giemsa đậm đặc; dung dịch đệm phosphat;...và các loại thuốc thử khác theo quy định thì người tiến hành chẩn đoán thực hiện điều chế theo hương dẫn vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?