Tôm mắc bệnh gan tụy do Parvovirus gây nên thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Parvovirus gây nên bệnh gan tụy ở tôm thường ký sinh ở bộ phận nào trên tôm?
Parvovirus gây nên bệnh gan tụy ở tôm thường ký sinh ở bộ phận nào trên tôm?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm (Hepatopancreatic parvovirus disease).
Bệnh do vi rút thuộc nhóm Parvovirus ký sinh trong nhân tế bào gan tụy và biểu bì ruột trước của tôm, làm nhân sưng to và gây hoại tử tế bào vật chủ.
CHÚ THÍCH: Tác nhân gây bệnh gan tụy ở tôm là vi rút thuộc nhóm Parvovirus, cấu trúc axit nhân là ADN, là vi rút có kích thước nhỏ, hình cầu, đường kính từ 22 nm đến 24 nm. Cấu trúc không có màng bao, có 20 mặt, không có thể ẩn (occlusion body), có thể vùi (inclusion body).
Theo tiểu chuẩn vừa nêu thì Parvovirus gây nên bệnh gan tụy ở tôm thường ký sinh trong nhân tế bào gan tụy và biểu bì ruột trước của tôm, làm nhân sưng to và gây hoại tử tế bào vật chủ.
Đây là vi rút có kích thước nhỏ, hình cầu, đường kính từ 22 nm đến 24 nm. Cấu trúc không có màng bao, có 20 mặt, không có thể ẩn (occlusion body), có thể vùi (inclusion body).
Tôm mắc bệnh gan tụy (Hình từ Internet)
Tôm mắc bệnh gan tụy do Parvovirus gây nên thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng khi tôm mắc bệnh gan tụy do Parvovirus gân nên như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ.
Bệnh gan tụy do HPV gây ra cho tôm nuôi và tôm tự nhiên có thể xảy ra quanh năm ở khắp các vùng nuôi tôm.
CHÚ THÍCH Bệnh gan tụy do HPV thường xảy ra ở các nước: China, Korea, Taiwan, Thailand, Singapore, Malaysia, Indonesia, the Philippines, Australia, Kenya, Madagascar, Israel; Kuwait, Mexico, Honduras, El Salvador, Colombia, Ecuador, Peru, Brazil;
Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống với tỷ lệ nhiễm cao.
Tỷ lệ chết từ 50 % đến 100 % số tôm trong ao nuôi.
Bệnh gan tụy do HPV lây truyền chủ yếu theo trục dọc từ tôm bố mẹ sang đàn con, một số ít lây nhiễm theo trục ngang từ con này sang con khác.
5.2. Triệu chứng lâm sàng.
Tôm nhiễm bệnh gan tụy do HPV thường không có dấu hiệu đặc thù, bỏ ăn hoặc ít ăn, sinh trưởng chậm, hoạt động yếu và dễ bị nhiễm các sinh vật cơ hội bám trên mang, vỏ và các phần phụ, hệ cơ bụng đục mờ;
Bệnh thường xảy ra với tôm nuôi thương phẩm (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4).
Tôm nhiễm bệnh có dấu hiệu bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, thải phân trắng và chết rải rác.
5.3. Bệnh tích.
Gan tụy của tôm nhiễm HPV bị teo lại hoặc hoại tử và có máu trắng nhợt.
Như vậy, khi tôm mắc bệnh gan tụy do Parvovirus gây nên sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:
- Tôm bỏ ăn hoặc ít ăn, sinh trưởng chậm, hoạt động yếu và dễ bị nhiễm các sinh vật cơ hội bám trên mang, vỏ và các phần phụ, hệ cơ bụng đục mờ;
- Tôm có dấu hiệu bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, thải phân trắng và chết rải rác.
Bệnh thường xảy ra với tôm nuôi thương phẩm (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4).
Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm thường được chẩn đoán bằng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh gan tuy do Parvovirus ở tôm như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1. Etanol 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR.
3.2.1. Cặp mồi (primes) gồm mồi xuôi và mồi ngược
3.2.2. Agarose.
3.2.3. Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.1).
3.2.4. Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe
3.2.5. Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.2.6. Dung dịch đệm TE (Tris-EDTA).
3.2.7. Thang chuẩn ADN (Marker).
3.2.8. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.9. Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit)
3.2.10. Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), protein K.
3.3. Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng parafin.
3.3.1. Formalin 10 %, được chuẩn bị từ dung dịch formaldehyde 38 % và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) (tỷ lệ thể tích 1 : 9).
3.3.2. Xylen.
3.3.3. Dung dịch Davidson (xem A.2).
3.3.4. Thuốc nhuộm Haematoxylin (xem A.3).
3.3.5. Thuốc nhuộm Eosin. (xem A.4).
3.3.6. Parafin, có độ nóng chảy từ 56 oC đến 60 oC.
3.3.7. Keo dán lamen.
Khi tôm có triệu chứng mắc bệnh ban tụy do Parvovirus thì sẽ dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử theo tiêu chuẩn vừa nêu trên để chẩn đoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?