Tôm sú giống nếu nhiễm bệnh đốm trắng thì sẽ có những biểu hiện lâm sàng như thế nào? Bệnh đốm trắng ở tôm sú giống do loại vi rút nào gây ra?
Trang trại nuôi tôm sú giống cần kiểm tra tôm sú giống thường xuyên để đảm bảo tôm không bị mắc các bệnh nào?
Theo Mục 3.5 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về kiểm tra tác nhân gây bệnh ở tôm sú như sau:
"3.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.5.1. Kiểm tra bệnh đốm trắng theo TCVN 8710-3: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm.
3.5.2. Kiểm tra hội chứng Taura theo TCVN 8710-5: 2011, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 5: Bệnh Taura ở tôm he.
3.5.3. Kiểm tra bệnh đầu vàng theo TCVN 8710-4: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm.
3.5.4. Kiểm tra bệnh hoại tử cơ theo TCVN 8710-08: 2012, phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm.
3.5.5. Kiểm tra bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu theo TCVN 8710-20: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
3.5.6. Kiểm tra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi theo TCVN 8710-19: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.
3.5.7. Kiểm tra bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei theo TCVN 8710-12: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12: Bệnh vi bảo tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm."
Theo đó, trang trại nuôi tôm sú giống cần thường xuyên kiểm tra tôm sú giống của mình để đảm bảo tôm không bị các bệnh như:
- Bệnh đốm trắng.
- Bệnh đầu vàng.
- Bệnh hoại tử.
- Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
- Bệnh vi bảo tử.
- Bệnh Taura.
Tôm sú giống nếu nhiệm bệnh đốm trắng thì sẽ có những biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Bệnh đốm trắng ở tôm sú giống cho loại vi rút nào gây ra?
Theo Mục 2 TCVN 8710-3:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm quy định về vi rút gây bệnh đốm trắng ở tôm sú như sau:
"2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) do vi rút là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở tôm.
Vi rút gây bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) thuộc họ Nimaviridae, chi Whispovirus.
Vi rút dạng hình trứng, hay ovan, đối xứng đều có đường kính là 80 - 120 nm và chiều dài khoảng 250- 380 nm. Có đuôi phụ giống như lông mao ở một đầu. Vi rút có vật chất di truyền là AND. Mặc dù có sự đa dạng di truyền giữa các chủng phân lập từ các khu vực địa lý khác nhau, cho đến nay vi rút gây bệnh đốm trắng WSSV được phân loại là một loài duy nhất của chi Whispovirus. Vi rút ký sinh chủ yếu trên mang, chân bơi, đuôi, giáp đầu ngực, máu và cơ bụng của tôm."
Như vậy, bệnh đốm trắng ở tôm sú giống do Vi rút gây bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) thuộc họ Nimaviridae, chi Whispovirus gây ra. Vi rút dạng hình trứng, hay ovan, đối xứng đều có đường kính là 80 - 120 nm và chiều dài khoảng 250- 380 nm. Có đuôi phụ giống như lông mao ở một đầu.
Tôm sú giống nếu nhiễm bệnh đốm trắng thì sẽ có những biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Theo Mục 5 TCVN 8710-3:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm quy định về chẩn đoán lâm sàn như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
Bệnh thường xảy ra trên các loài tôm thuộc họ tôm he (Penaeidae) như tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm rảo (P. merguensis).
Ngoài ra còn một số loài như tôm đất, tôm càng xanh, cua, ghẹ, các loài giáp xác phù du như Artemia, Copepoda có thể mang mầm bệnh.
Bệnh xảy ra ở hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm như ở cả tôm nước mặn, lợ.
Vi rút có thể lây lan theo chiều ngang từ cá thể bị nhiễm bệnh sang cá thể khỏe trong cùng ao hoặc có thể do tôm ăn thức ăn có mầm bệnh; hoặc qua các vật chủ trung gian như tôm tự nhiên, cua, ghẹ, động vật phù du mang mầm bệnh.
Bệnh đốm trắng xuất hiện quanh năm, đặc biệt khi thời tiết biến đổi nhiều như biên độ nhiệt độ trong ngày biến thiên quá lớn, thay đổi độ mặn gây sốc cho tôm.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Tôm bị bệnh thường thể hiện dấu hiệu giảm ăn rõ rệt, đôi khi có trường hợp tăng cường sự bắt mồi hơn bình thường, sau vài ngày bỏ ăn, tôm dạt bờ, lờ đờ với dấu hiệu xuất hiện các đốm trắng tròn đường kính từ 0,5 - 2,0mm dưới lớp vỏ kitin đặc biệt là vùng đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Những đốm trắng này nằm trong lớp vỏ và không thể loại bỏ bằng việc chà sát. Trong trường hợp cấp tính, tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỉ lệ chết có thể lên đến khoảng từ 90 % đến 100 % trong vòng 3 ngày đến 7 ngày."
Theo đó, khi tôm nhiễm bệnh thì sẽ có biểu hiện lâm sàng như giảm ăn rõ rệt, đôi khi có trường hợp tăng cường sự bắt mồi hơn bình thường, sau vài ngày bỏ ăn, tôm dạt bờ, lờ đờ với dấu hiệu xuất hiện các đốm trắng tròn đường kính từ 0,5 - 2,0mm dưới lớp vỏ kitin đặc biệt là vùng đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Những đốm trắng này nằm trong lớp vỏ và không thể loại bỏ bằng việc chà sát.
Trong trường hợp cấp tính, tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỉ lệ chết có thể lên đến khoảng từ 90 % đến 100 % trong vòng 3 ngày đến 7 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?