Tôn chỉ mục đích của Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì? Hội Cựu giáo chức Việt Nam theo quy định hiện nay có quyền hạn thế nào?
Tôn chỉ mục đích của Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Tôn chỉ mục đích của Hội.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tất cả những người trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong tất cả các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Theo đó về tôn chỉ mục đích của Hội Cựu giáo chức Việt Nam đó là:
- Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo;
- Tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Hội Cựu giáo chức Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Cựu giáo chức Việt Nam theo quy định hiện nay có quyền hạn gì?
Về quyền hạn của Hội ta căn cứ Điều 5 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Quyền hạn của Hội.
1. Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo.
2. Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: "Giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập", thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
3. Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
4. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
7. Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam hiện nay có 07 quyền hạn sau đây:
- Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo.
- Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: "Giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập", thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
- Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
- Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu chi của Hội Cựu giáo chức Việt Nam gồm những khoản nào?
Theo Điều 21 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về khoản thu chi của Hội như sau:
Tài chính và tài sản của Hội.
1. Các khoản thu của Hội gồm có:
- Hội phí thường niên do hội viên đóng góp theo quy định.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Các khoản thu do hoạt động của Hội tạo ra.
- Các nguồn thu khác.
2. Các khoản chi của Hội.
Các khoản chi của Hội phải đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định tài chính; gồm có:
- Chi cho hoạt động của Văn phòng, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Hội nghị, Đại hội, tiền thuê trụ sở, mua sắm trang thiết bị.
- Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản.
- Chi xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị làm việc.
- Chi lương, chi khen thưởng thi đua.
- Chi hoạt động quan hệ quốc tế.
- Các khoản chi khác.
3. Ban Chấp hành căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm của Hội, đề xuất mức hội phí thường niên và thông qua hội nghị toàn thể.
4. Ban Chấp hành quy định quy chế vế quản lý, sự dụng nguồn tài chính và tài sản của Hội, phù hợp với quy chế tài chính chung của Nhà nước và phải được báo cáo công khai trước hội viên tại Hội nghị toàn thể hàng năm.
5. Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm tại Đại hội thường kỳ.
Như vậy:
* Các khoản thu của Hội gồm có:
- Hội phí thường niên do hội viên đóng góp theo quy định.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Các khoản thu do hoạt động của Hội tạo ra.
- Các nguồn thu khác.
* Các khoản chi của Hội gồm có:
Các khoản chi của Hội phải đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định tài chính; gồm có:
- Chi cho hoạt động của Văn phòng, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Hội nghị, Đại hội, tiền thuê trụ sở, mua sắm trang thiết bị.
- Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản.
- Chi xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị làm việc.
- Chi lương, chi khen thưởng thi đua.
- Chi hoạt động quan hệ quốc tế.
- Các khoản chi khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?