Tổn thất chung có bao gồm hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường không? Chủ thể nào có thẩm quyền tuyên bố tổn thất chung?
Tổn thất chung có bao gồm hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường không?
Theo Điều 292 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tổn thất chung như sau:
Tổn thất chung
1. Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
2. Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.
3. Mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào.
4. Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.
5. Chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo quy định trên, tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
Và tổn thất chung có bao gồm hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường.
Tổn thất chung (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân bổ tổn thất chung được quy định như thế nào?
Theo Điều 293 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về phân bổ tổn thất chung như sau:
Phân bổ tổn thất chung
1. Tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hiểm họa phát sinh do lỗi của người cùng có lợi ích trong tổn thất chung hoặc của người thứ ba.
3. Việc phân bổ tổn thất chung không loại trừ quyền của người liên quan đòi người có lỗi phải bồi thường cho mình.
4. Các nguyên tắc dùng để xác định cụ thể giá trị tổn thất và giá trị phân bổ tổn thất chung do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người phân bổ tổn thất chung căn cứ vào các quy định của Chương này và tập quán quốc tế để giải quyết.
Theo đó, tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.
Việc phân bổ này cũng được áp dụng đối với trường hợp hiểm họa phát sinh do lỗi của người cùng có lợi ích trong tổn thất chung hoặc của người thứ ba.
Lưu ý việc phân bổ tổn thất chung không loại trừ quyền của người liên quan đòi người có lỗi phải bồi thường cho mình.
Và các nguyên tắc dùng để xác định cụ thể giá trị tổn thất và giá trị phân bổ tổn thất chung do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người phân bổ tổn thất chung căn cứ vào các quy định pháp luật và tập quán quốc tế để giải quyết.
Chủ thể nào có thẩm quyền tuyên bố tổn thất chung?
Căn cứ Điều 296 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung như sau:
Tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung
1. Việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung thực hiện theo chỉ định của chủ tàu.
2. Chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung của mình chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày tuyên bố tổn thất chung.
Như vậy, việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung thực hiện theo chỉ định của chủ tàu.
Và chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung của mình chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày tuyên bố tổn thất chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?