Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản nào? Thời hạn ban hành văn bản được quy định ra sao?
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản nào?
Theo khoản 1 Điều 27 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định về việc ký các văn bản như sau:
Quy định về việc ký các văn bản
1. Tổng Biên tập ký các văn bản sau:
a) Văn bản công tác chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quản lý hành chính của Tạp chí Kiểm sát, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng VKSND tối cao;
b) Các văn bản trình Lãnh đạo VKSND tối cao;
c) Các văn bản được Lãnh đạo VKSND tối cao ủy quyền.
...
Như vậy, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản sau:
- Văn bản công tác chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quản lý hành chính của Tạp chí Kiểm sát, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các văn bản trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các văn bản được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền.
Thời hạn ban hành của Tạp chí Kiểm sát được quy định ra sao?
Theo Điều 26 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định như sau:
Thời hạn ban hành văn bản
1. Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Phòng Trị sự có trách nhiệm gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo VKSND tối cao thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung công việc, Phòng Trị sự phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo VKSND tối cao tại cuộc họp.
3. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát họp định kỳ hàng tháng, Phòng Trị sự phải ra thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát tại cuộc họp.
Căn cứ trên quy định về thời hạn ban hành văn bản của Tạp chí Kiểm sát như sau:
- Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Phòng Trị sự có trách nhiệm gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung công việc, Phòng Trị sự phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối caoo tại cuộc họp.
- Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát họp định kỳ hàng tháng, Phòng Trị sự phải ra thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát tại cuộc họp.
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản nào? Thời hạn ban hành văn bản được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát phân công cho ai tổ chức việc gửi đăng trên Tạp chí điện tử Kiểm sát?
Theo khoản 2 Điều 28 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định về việc ký các văn bản như sau:
Phát hành văn bản
1. Phòng Trị sự có trách nhiệm phát hành các văn bản của Tạp chí Kiểm sát sau khi cấp có thẩm quyền ký, đồng thời tổ chức việc cập nhật theo dõi.
2. Tổng Biên tập phân công Phòng Trị sự (hoặc phòng chuyên môn) tổ chức việc gửi đăng trên Tạp chí Kiểm sát in, trên Tạp chí điện tử Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật hoặc các cơ quan báo chí khác đối với các văn bản không phải là "MẬT" do Tạp chí Kiểm sát ban hành khi cần thiết.
3. Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý và tài liệu, thông tin thuộc Danh mục bí mật Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo quy định nêu trên thì Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát phân công cho Phòng Trị sự (hoặc phòng chuyên môn) tổ chức việc gửi đăng trên Tạp chí điện tử Kiểm sát đối với các văn bản không phải là "MẬT" do Tạp chí Kiểm sát ban hành khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?