Tổng công ty bưu điện Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới hình thức nào? Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là gì?
Tổng công ty bưu điện Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới hình thức nào?
Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 539/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
1. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sau đây trong Điều lệ này gọi tắt là VNPost) tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật.
2. VNPost có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. VNPost có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình.
4. Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, thương hiệu, biểu tượng riêng của Bưu điện Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sau đây trong Điều lệ này gọi tắt là VNPost) tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty bưu điện Việt Nam là gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 539/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh
...
2. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của VNPost:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước;
- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập theo quy định của pháp luật;
- Đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
...
Theo đó, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty bưu điện Việt Nam bao gồm:
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước;
- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập theo quy định của pháp luật;
- Đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
* Ngoài ra, Tổng công ty bưu điện Việt Nam có kinh doanh một số ngành, nghề liên quan bao gồm:
- Kinh doanh các dịch vụ tài chính bán lẻ và tài chính bưu chính trên mạng bưu chính, các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng;
- Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông - công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh các dịch vụ Logistics;
- Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe, máy;
- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại thiết bị và dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, truyền hình theo quy định của pháp luật;
- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hóa dịch vụ khác;
- Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
- In, sao bản ghi các loại; kinh doanh, xuất nhập khẩu báo chí và xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Cho thuê văn phòng đối với cơ sở nhà, đất hiện có;
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo;
- Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo quy định của pháp luật;
- Nghiên cứu thị trường; xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Ai là người quyết định ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty bưu điện Việt Nam?
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 539/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPost
1. Thủ tướng Chính phủ:
a) Phê duyệt Đề án thành lập VNPost và chủ trương thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của VNPost theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của VNPost sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập.
Quyết định việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản VNPost phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của VNPost;
...
Căn cứ quy định trên thì Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền quyết định ngành nghề kinh doanh của VNPost sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?