Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư vốn theo các hình thức nào nào?
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư vốn theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 151/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 147/2017/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc đầu tư vốn như sau:
Nguyên tắc đầu tư vốn
1. Tổng công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các dự án, lĩnh vực, ngành nghề trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Đầu tư có hiệu quả;
d) Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Tổng công ty;
đ) Đảm bảo nguồn vốn của Tổng công ty khi thực hiện các lĩnh vực đầu tư nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
...
Như vậy, Tổng công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các dự án, lĩnh vực, ngành nghề trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đầu tư có hiệu quả;
- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Tổng công ty;
- Đảm bảo nguồn vốn của Tổng công ty khi thực hiện các lĩnh vực đầu tư nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 151/2013/NĐ-CP.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước không được thực hiện đầu tư vốn trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 151/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 147/2017/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc đầu tư vốn như sau:
Nguyên tắc đầu tư vốn
...
3. Các trường hợp Tổng công ty không được đầu tư:
a) Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước không được sử dụng nguồn vốn kinh doanh trong trường sau đây:
- Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty;
- Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư vốn theo các hình thức nào nào?
Theo Điều 17 Nghị định 151/2013/NĐ-CP quy định về các lĩnh vực và hình thức đầu tư như sau:
Các lĩnh vực và hình thức đầu tư
1. Đầu tư vốn vào các dự án, tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối.
2. Đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu theo nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bằng nguồn vốn của Chính phủ hoặc nguồn vốn do Tổng công ty tự cân đối.
Tổng công ty có trách nhiệm theo dõi riêng các khoản đầu tư theo chỉ định với nhiệm vụ vì mục tiêu chính trị-xã hội.
3. Đầu tư bổ sung vốn vào các doanh nghiệp có vốn của Tổng công ty.
4. Đầu tư và kinh doanh vốn vào dự án, ngành, lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế:
a) Đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác;
b) Đầu tư thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác;
c) Đầu tư liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư;
d) Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp ra nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư, kinh doanh vốn theo các hình thức như sau:
- Đầu tư vốn vào các dự án, tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối.
- Đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu theo nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bằng nguồn vốn của Chính phủ hoặc nguồn vốn do Tổng công ty tự cân đối.
Tổng công ty có trách nhiệm theo dõi riêng các khoản đầu tư theo chỉ định với nhiệm vụ vì mục tiêu chính trị-xã hội.
- Đầu tư bổ sung vốn vào các doanh nghiệp có vốn của Tổng công ty.
Đầu tư và kinh doanh vốn vào dự án, ngành, lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế:
+ Đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác;
+ Đầu tư thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác;
+ Đầu tư liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư;
+ Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp ra nước ngoài;
+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?