Tổng công ty Giấy Việt Nam có những mục tiêu hoạt động nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Hình thức pháp lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam là gì?
Căn cứ các khoản 1 Điều 3 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của VINAPACO như sau:
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của VINAPACO
1. VINAPACO là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
2. VINAPACO có:
a) Tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này;
b) Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con và công ty liên kết trong phạm vi số vốn do VINAPACO đầu tư;
c) Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, thương hiệu, biểu tượng riêng của VINAPACO theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì hình thức pháp lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022.
Hình thức pháp lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu của VINAPACO như sau:
Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu của VINAPACO
1. Nhà nước là chủ sở hữu của VINAPACO. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty. Bộ Công Thương thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thành viên VINAPACO là Đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Bộ Công Thương là Đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty Giấy Việt Nam có những mục tiêu hoạt động nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của VINAPACO như sau:
Mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của VINAPACO
1. Mục tiêu hoạt động của VINAPACO;
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại VINAPACO, các công ty con, công ty liên kết; hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao.
b) Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của VINAPACO, công ty con, công ty liên kết.
c) Thực hiện việc phát triển, sản xuất, kinh doanh giấy và bột giấy theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giấy của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
d) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất giấy các loại, bột giấy và trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy;
đ) Nâng cao chất lượng và sản lượng giấy các loại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy trên thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2. Chức năng hoạt động: Trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con có ngành nghề kinh doanh chính tương tự ngành nghề kinh doanh chính của VINAPACO.
...
Như vậy, mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm:
(1) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty, các công ty con, công ty liên kết; hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao.
(2) Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty, công ty con, công ty liên kết.
(3) Thực hiện việc phát triển, sản xuất, kinh doanh giấy và bột giấy theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giấy của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
(4) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất giấy các loại, bột giấy và trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy;
(5) Nâng cao chất lượng và sản lượng giấy các loại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy trên thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?