Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác ở nước ngoài hay không?
- Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác ở nước ngoài hay không?
- Nhà nước được điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo phương thức không thanh toán trong những trường hợp nào?
- Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được quyết định giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do MobiFone nắm 100% vốn điều lệ hay không?
Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác ở nước ngoài hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 11 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone như sau:
Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh
1. Chủ động tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, hợp tác kinh doanh; quyết định các cơ chế nội bộ MobiFone.
2. Kinh doanh ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm; quyết định mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh theo khả năng và nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước phù hợp quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.
3. Tham gia cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước; các chương trình, đề án, dự án khác của Nhà nước theo quy định.
4. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định giá.
5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định tại Điều lệ này.
6. Quyết định sử dụng vốn, tài sản của MobiFone để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác trong nước và nước ngoài; đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; quyết định nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng công ty Viễn thông MobiFone được quyền mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác ở cả trong nước và nước ngoài.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác ở nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Nhà nước được điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo phương thức không thanh toán trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đối với vốn và tài sản như sau:
Quyền đối với vốn và tài sản
1. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của MobiFone để kinh doanh, đầu tư, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp từ tài sản của MobiFone.
2. Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.
3. Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại MobiFone và vốn, tài sản của MobiFone theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại MobiFone hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Như vậy, theo quy định thì Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone và vốn, tài sản của MobiFone theo phương thức không thanh toán. Trừ những trường hợp sau:
(1) Quyết định tổ chức lại Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
(2) Thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone có được quyết định giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do MobiFone nắm 100% vốn điều lệ hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone như sau:
Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh
...
7. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do MobiFone nắm 100% vốn điều lệ sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt chủ trương.
8. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động.
9. Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của MobiFone để bảo đảm hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích không trái với các quy định của pháp luật và nội dung của Điều lệ này.
10. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
11. Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật; quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, nâng ngạch, chuyển ngạch lương, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của MobiFone, phù hợp với quy định của pháp luật.
12. Tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; đàm phán kinh doanh, giao dịch, hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước; quyết định cử đại diện của MobiFone, cán bộ công nhân viên của MobiFone ra nước ngoài làm việc, công tác, học tập, tham quan, khảo sát.
Như vậy, theo quy định thì Tổng công ty Viễn thông MobiFone có quyền quyết định giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do MobiFone nắm 100% vốn điều lệ sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt chủ trương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?