Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng gì? Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì?
Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trụ sở của Tổng cục Lâm nghiệp đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Tổng cục Lâm nghiệp phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
c) Quy chế quản lý rừng; tiêu chí xác định và phân loại rừng, các phân khu chức năng của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển mục đích sử dụng rừng; cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ lâm sản, tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành và tiến bộ kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phập luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng; kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng, đất trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch nương rẫy và quản lý rừng bền vững.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung sau:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
- Quy chế quản lý rừng; tiêu chí xác định và phân loại rừng, các phân khu chức năng của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển mục đích sử dụng rừng; cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ lâm sản, tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành và tiến bộ kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Vụ nào trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-TTg có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch, Tài chính.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
3. Vụ Pháp chế, Thanh tra.
4. Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.
5. Vụ Phát triển rừng.
6. Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp.
7. Văn phòng Tổng cục.
8. Cục Kiểm lâm.
7. Văn phòng Tổng cục.
8. Cục Kiểm lâm.
9. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (có Đại diện CITES phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)
10. Vườn quốc gia Tam Đảo.
11. Vườn quốc gia Ba Vì.
12. Vườn quốc gia Cúc Phương.
13. Vườn quốc gia Bạch Mã.
14. Vườn quốc gia Cát Tiên.
15. Vườn quốc gia YokDon.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 10 đến khoản 15 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 04 phòng; Cục Kiểm lâm có Văn phòng, 03 phòng, Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và 04 Chi cục Kiểm lâm vùng.
Như vậy, theo quy định trên thì những vụ trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp gồm:
- Vụ Kế hoạch, Tài chính.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
- Vụ Pháp chế, Thanh tra.
- Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.
- Vụ Phát triển rừng.
- Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?