Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần có thời gian công tác trong ngành Tài chính ít nhất mấy năm?
Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần có thời gian công tác trong ngành Tài chính ít nhất mấy năm?
Theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
...
Theo quy định để đảm nhiệm chức vụ Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần có thời gian công tác trong ngành Tài chính ít nhất từ 07 năm trở lên.
Trong đó:
+ Có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền);
+ Có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần có thời gian công tác trong ngành Tài chính ít nhất mấy năm? (Hình từ Internet)
Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
2. Nhiệm vụ:
a. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
b. Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c. Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
d. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
e. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Như vậy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ được quy định nêu trên.
Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín đối với Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn về năng lực và uy tín đối với Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, định hướng phát triển, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.
+ Có khả năng phát hiện những vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ vướng mắc phát sinh, có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để tham mưu cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công.
+ Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành, tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách về ngành, lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện tốt các nguyên tắc quy chế dân chủ ở cơ quan, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức làm việc trong các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Tài chính; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
- Có năng lực đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân, được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm; tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
- Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?