Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên hay không?
Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo Điều 30 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Tổng giám đốc như sau:
Quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Đề nghị với Hội đồng thành viên để trình cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh vốn Điều lệ của Công ty mẹ.
2. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ.
3. Quyết định các dự án đầu tư, dự án đầu tư ra ngoài Công ty mẹ, phương án vay vốn, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản theo phân cấp của Hội đồng thành viên. Trình Hội đồng thành viên phê duyệt các dự án, phương án vượt thẩm quyền.
4. Xây dựng để trình Hội đồng thành viên quyết định kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty mẹ làm căn cứ điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ.
5. Xác định tỷ lệ trích các quỹ, báo cáo Hội đồng thành viên quyết định.
Theo đó, Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những quyền hạn như sau:
- Đề nghị với Hội đồng thành viên để trình cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh vốn Điều lệ của Công ty mẹ.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ.
- Quyết định các dự án đầu tư, dự án đầu tư ra ngoài Công ty mẹ, phương án vay vốn, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản theo phân cấp của Hội đồng thành viên. Trình Hội đồng thành viên phê duyệt các dự án, phương án vượt thẩm quyền.
- Xây dựng để trình Hội đồng thành viên quyết định kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty mẹ làm căn cứ điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ.
- Xác định tỷ lệ trích các quỹ, báo cáo Hội đồng thành viên quyết định.
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Theo Điều 31 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc như sau:
Nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc
1. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn, nghĩa vụ được giao vì lợi ích của Nhà nước và của Công ty mẹ.
2. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng vốn, tài sản của Công ty mẹ nhằm thu lợi riêng cho bản thân, gia đình và người khác.
3. Khi Công ty mẹ không thanh toán được các khoản nợ phải trả, các nghĩa vụ tài sản thì phải báo cáo Hội đồng thành viên, thông báo cho các chủ nợ biết, tìm các giải pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty và không được tăng lương, trả tiền thưởng cho người lao động, cán bộ quản lý công ty. Nếu không thực hiện các biện pháp này mà gây thiệt hại cho các chủ nợ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân với các thiệt hại đó.
4. Trường hợp vi phạm Điều lệ của Công ty mẹ, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty mẹ và Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty mẹ.
5. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Công ty mẹ.
6. Chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vốn huy động và các nguồn vốn khác của Công ty mẹ; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Công ty mẹ.
7. Lập và trình Hội đồng thành viên thông qua báo cáo tài chính của Công ty mẹ. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác.
8. Hàng năm, Tổng giám đốc phải có báo cáo về kết quả điều hành hoạt động của Công ty mẹ gửi Hội đồng thành viên.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:
- Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn, nghĩa vụ được giao vì lợi ích của Nhà nước và của Công ty mẹ.
- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng vốn, tài sản của Công ty mẹ nhằm thu lợi riêng cho bản thân, gia đình và người khác.
- Khi Công ty mẹ không thanh toán được các khoản nợ phải trả, các nghĩa vụ tài sản thì phải báo cáo Hội đồng thành viên, thông báo cho các chủ nợ biết, tìm các giải pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty và không được tăng lương, trả tiền thưởng cho người lao động, cán bộ quản lý công ty. Nếu không thực hiện các biện pháp này mà gây thiệt hại cho các chủ nợ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân với các thiệt hại đó.
- Trường hợp vi phạm Điều lệ của Công ty mẹ, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty mẹ và Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty mẹ.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Công ty mẹ.
- Chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vốn huy động và các nguồn vốn khác của Công ty mẹ; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Công ty mẹ.
- Lập và trình Hội đồng thành viên thông qua báo cáo tài chính của Công ty mẹ. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác.
- Hàng năm, Tổng giám đốc phải có báo cáo về kết quả điều hành hoạt động của Công ty mẹ gửi Hội đồng thành viên.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên hay không?
Theo khoản 9 Điều 28 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Hội đồng thành viên như sau:
Quyền hạn của Hội đồng thành viên
...
9. Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về đầu tư.
...
Theo đó, Tổng giám đốc chỉ được quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?