Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị theo quy định đúng không?
Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị theo quy định đúng không?
Theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị
...
2. Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị khác, số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 5 (năm) người, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
...
Theo quy định nêu trên thì Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị theo quy định đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công?
Theo khoản 13 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
...
11. Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Quyết định kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hàng năm của sở giao dịch, chi nhánh và công ty con. Quyết định việc tham gia góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn góp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại công ty con, công ty liên kết sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
12. Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ các văn bản, quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trừ những văn bản do Ban kiểm soát ban hành) trái với nghị quyết, quyết định và các văn bản hiện hành khác của Hội đồng quản trị.
13. Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; nhận xét, đánh giá hàng năm về hiệu quả làm việc của Tổng giám đốc, báo cáo Bộ Tài chính.
14. Nhận xét, đánh giá hàng năm, giám sát hoặc phân cấp giám sát đối với chức danh Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng quản trị.
15. Quyết định cử các thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng đi công tác, học tập trong nước và nước ngoài.
16. Chấp thuận tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đề nghị của Tổng giám đốc.
17. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Hội đồng quản trị có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ này và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị:
a) Kế hoạch hoạt động, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 05 năm;
b) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn; kế hoạch tài chính; kế hoạch tuyển dụng, lao động hàng năm;
c) Quy chế phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị mà Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị theo quy định.
4. Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
5. Ban hành, hướng dẫn triển khai theo thẩm quyền các quy chế, quy định nội bộ, quy trình, thủ tục tác nghiệp để điều hành có hiệu quả hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
6. Được quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến điều hành công việc hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
7. Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong những trường hợp khẩn cấp (gồm: thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, các sự cố bất ngờ khác có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nếu không có biện pháp xử lý nhanh và kịp thời) vì lợi ích của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và chịu trách nhiệm về các quyết định này, sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ này và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị:
a) Kế hoạch hoạt động, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 05 năm;
b) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn; kế hoạch tài chính; kế hoạch tuyển dụng, lao động hàng năm;
c) Quy chế phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị mà Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị theo quy định.
4. Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
5. Ban hành, hướng dẫn triển khai theo thẩm quyền các quy chế, quy định nội bộ, quy trình, thủ tục tác nghiệp để điều hành có hiệu quả hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?