Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là ai? Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc như thế nào?
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là ai?
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ và các quyết định của Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ và các quyết định của Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định tại Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
- Xây dựng và đề xuất chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch kinh doanh năm (05) năm và hàng năm của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch này sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo phân công của Hội đồng thành viên.
- Xây dựng và đề xuất các quy chế quản lý nội bộ và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam để báo cáo Hội đồng thành viên ban hành hoặc ban hành theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Sở Giao dịch Chứng khoán trong phạm vi thẩm quyền được giao.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam:
+ Đề xuất phương án huy động vốn; đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; xây dựng, mua, bán tài sản cố định; hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
+ Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính; quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán; ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
+ Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;
+ Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
- Quản lý cơ cấu tổ chức và nhân sự của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
+) Xây dựng kế hoạch nhân sự, chế độ tiền lương, thưởng, tiêu chuẩn, chế độ về cán bộ, quy hoạch đào tạo của Sở Giao dịch Chứng khoán trình Hội đồng thành viên phê duyệt và tổ chức thực hiện;
+ Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tuyển dụng, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh lãnh đạo các ban chuyên môn sau khi có ý kiến của Hội đồng thành viên; Điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tuyển dụng, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với người lao động trong Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên và cơ quan đại diện chủ sở hữu;
+ Đề nghị Hội đồng thành viên về việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
+ Quyết định lương đối với người lao động và thực hiện trả lương, thù lao, tiền thưởng cho người lao động theo quy định của pháp luật về cơ chế tiền lương đối với Sở Giao dịch Chứng khoán;
+ Đề nghị Hội đồng thành viên thành lập, thay đổi cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các ban chuyên môn;
+ Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
- Quản lý hoạt động nghiệp vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
+ Xây dựng để báo cáo Hội đồng thành viên ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán; tiêu chí giám sát giao dịch; chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
+ Quyết định chấp thuận, đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của thành viên theo quy định của pháp luật chứng khoán và làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
+ Tổ chức giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ quy định tại điểm a Khoản này và trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán; tổ chức giám sát chung hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin; giám sát tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư hoạt động trên các thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới, sản phẩm mới; tổ chức triển khai thực hiện hoặc báo cáo Hội đồng thành viên giao Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện;
+ Tổ chức triển khai hoạt động hợp tác quốc tế với các Sở giao dịch Chứng khoán trên thế giới, các tổ chức quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+ Báo cáo Hội đồng thành viên để báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định và chịu trách nhiệm về các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
- Lập và trình Hội đồng thành viên báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Đại diện cho Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp.
- Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là ai? Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm kỳ là 05 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Tổng giám đốc
...
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu của Tổng giám đốc trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Chứng khoán năm 2019. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?