Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?
- Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?
- Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm trước ai?
- Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?
Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Tổng giám đốc
...
3. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành; có chuyên môn và ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên;
d) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác;
đ) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;
e) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại doanh nghiệp nhà nước khác;
g) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản này, Tổng giám đốc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy, ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên thì Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có chuyên môn và ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính.
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm trước ai?
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ và các quyết định của Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 5 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
- Đề xuất phương án huy động vốn; đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; xây dựng, mua, bán tài sản cố định; hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
- Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính; quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán; ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;
- Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?