Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có đồng thời là công chức trong cơ quan nhà nước không?
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và có được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty. Trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
2. Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc Tổng công ty sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận để bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là không quá 05 năm. Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và có được bổ nhiệm lại không? (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có đồng thời là công chức trong cơ quan nhà nước không?
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 36 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm Tổng giám đốc
...
3. Tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng giám đốc:
a) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty;
b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải;
c) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Tổng công ty;
đ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
e) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
g) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác;
h) Không được kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp khác;
i) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không đồng thời là công chức trong cơ quan nhà nước.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ Điều 35 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng của Tổng giám đốc
Tổng giám đốc điều hành hoạt động hằng ngày của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu và Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc là người sử dụng lao động trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Như vậy, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có chức năng điều hành hoạt động hằng ngày của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và quy định của pháp luật.
Đồng thời, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu và Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là người sử dụng lao động trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?