Tổng hợp 10 lời chúc 20 11 ngắn gọn ý nghĩa dành cho cô giáo chủ nhiệm? Giáo viên có được thưởng ngày 20 11 không?
Tổng hợp 10 lời chúc 20 11 ngắn gọn ý nghĩa dành cho cô giáo chủ nhiệm? Ngày 20 11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam kể từ thời điểm nào?
>> Xem thêm:
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ lớn của đất nước?
Cần tuyên truyền ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào?
Tổng hợp 10 bài Thơ chúc 20 11 hay?
Theo Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành đã quyết định lấy Ngày 20 11 hằng năm làm ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam kể từ năm 1982.
Dưới đây là tổng hợp 10 lời chúc 20 11 ngắn gọn ý nghĩa dành cho cô giáo chủ nhiệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam có thể tham khảo:
(1) Nhân ngày 20/11, chúng em xin gửi tới cô những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mãi là người cô đáng kính, yêu thương của chúng em!
(2) Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11! Chúc cô giáo luôn rạng ngời, tươi trẻ và tràn đầy niềm vui trong sự nghiệp trồng người!
(3) Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúc cô giáo luôn xinh đẹp, dịu dàng và gắn bó cùng các thế hệ học trò nhỏ của mình!
(4) Cảm ơn cô vì đã luôn ân cần chăm sóc, dạy dỗ chúng em! Chúc cô ngày 20/11 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!
(5) Chúc mừng ngày 20/11! Chúc cô giáo mãi giữ được niềm đam mê với nghề, mang đến cho các thế hệ học sinh nhiều niềm vui và yêu thương.
(6) Chúc cô ngày 20/11 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cảm ơn cô đã luôn quan tâm và dạy dỗ chúng em một cách tận tình.
(7) Chúc cô giáo ngày 20/11 thật nhiều niềm vui, hạnh phúc và luôn tràn đầy nhiệt huyết trong công việc!
(8) Ngày 20/11, chúc cô luôn tươi trẻ, yêu đời và có thật nhiều sức khỏe để đồng hành cùng chúng em mỗi ngày!
(9) Chúc cô ngày 20/11 ngập tràn niềm vui, luôn hạnh phúc bên gia đình và các học sinh đáng yêu của mình!
(10) Nhân ngày 20/11, kính chúc cô giáo chủ nhiệm của chúng em luôn vui vẻ, xinh đẹp và có nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người!
Tổng hợp 10 lời chúc 20 11 ngắn gọn ý nghĩa dành cho cô giáo chủ nhiệm? Giáo viên có được thưởng ngày 20 11 không? (Hình từ Internet)
Cô giáo chủ nhiệm có được thưởng ngày 20 11 không?
Căn cứ Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi khác.
Đồng thời, viên chức được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, theo quy định hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc thưởng cho giáo viên nói chung - cô giáo chủ nhiệm nói riêng nhân ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập mà giáo viên đang công tác có quy định về việc thưởng nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam thì giáo viên sẽ được nhận tiền thưởng theo quy chế.
Cô giáo chủ nhiệm có những nhiệm vụ gì theo Thông tư 28?
Theo Điều 4 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của cô giáo chủ nhiệm gồm:
(1) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
(2) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
(3) Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
(4) Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
(5) Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Ngoài ra, cô giáo chủ nhiệm còn phải đảm bảo các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học tùy thuộc vào đơn vị công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?