Tổng hợp 13 Mẫu văn bản trong quy trình cấp giấy phép xây dựng? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
Tổng hợp 13 Mẫu văn bản trong quy trình cấp giấy phép xây dựng mới nhất?
13 Mẫu văn bản trong quy trình cấp giấy phép xây dựng hiện nay được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Phụ lục VII ban hành kèm theo khoản 39 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) bao gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình) | |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị điều chỉnh/gia hạn/cấp lại giấy phép xây dựng (Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ) | |
Mẫu số 03 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình không theo tuyến) | |
Mẫu số 04 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình ngầm) | |
Mẫu số 05 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình theo tuyến) | |
Mẫu số 06 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình không theo tuyến) | |
Mẫu số 07 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến) | |
Mẫu số 08 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp cho dự án) | |
Mẫu số 09 | Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp cho dự án) | |
Mẫu số 10 | Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình | |
Mẫu số 11 | Giấy phép di dời công trình | |
Mẫu số 12 | Giấy phép xây dựng có thời hạn (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ) | |
Mẫu số 13 | Mẫu dấu của cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng |
Tổng hợp 13 Mẫu văn bản trong quy trình cấp giấy phép xây dựng? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng? (Hình từ Internet)
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.
- Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.
- Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.
Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng
1. Trình tự cấp giấy phép xây dựng:
a) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14;
b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định này. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
a) Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, trình tự cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo quy định sau:
Bước 1: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định.
Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
- Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?