Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
Tải về 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng thương mại, trong đó một bên (gọi là bên bán) cam kết chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác (gọi là bên mua) và bên mua cam kết thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng mua báng hàng hóa là mẫu nào, tuy nhiên các bên có thể tham khảo 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua báng hàng hóa (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua báng hàng hóa Quốc tế (Mẫu 2)
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên bằng tiếng Anh (Mẫu 3)
Lưu ý: Các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa? (Hình từ Internet)
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, địa điểm giao hàng được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005 thì trong hợp đồng mua bán hàng hóa, địa điểm giao hàng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Lưu ý:
(1) Thời hạn giao hàng được quy định tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
(2) Theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 2005 thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, cụ thể như sau:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005 như sau:
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
...
Như vậy, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.
Lưu ý:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
(Điều 44 Luật Thương mại 2005)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?