Tổng hợp Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà, tại chùa? Rằm tháng giêng có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Tổng hợp Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà, tại chùa? Rằm tháng giêng có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch) hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên.
Rằm tháng Giêng 2025 là ngày 12/02/2025 Dương lịch, tức ngày 15/01/2025 Âm lịch. Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào Thứ Tư.
Rằm tháng Giêng là một trong 04 ngày rằm lớn, bao gồm: - Thượng Nguyên: Hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, rơi vào ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Nhiều người nhân dịp này mà cầu mong, ước nguyện cho bản thân, gia đình một năm mới bình an và hạnh phúc. - Lễ Phật Đản: Còn được gọi là ngày Phật Đản Sanh, nhằm vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch. Đây là ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra được các sư thầy, Phật tử tổ chức. Vào những ngày lễ Phật Đản thường có những buổi diễu hành, tiết mục văn nghệ, lễ hội và cả những buổi tu tập, tụng kinh nhằm tưởng nhớ đến hình ảnh của Đức Phật và ghi nhớ những lời dạy của Ngài. - Vu Lan: Vu Lan rơi vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ Vu Lan là thời gian mà các Phật tử sẽ báo hiếu cha mẹ của mình thông qua việc đến chùa, tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu, tham gia các hoạt động khác như thả hoa đăng, thưởng thức các tiết mục văn nghệ,… - Hạ Nguyên: Hay còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, rơi vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch, mang ý nghĩa thể hiện sự cảm tạ và lòng biết ơn đối với trời đất vì một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các Phật tử cũng sẽ dâng mâm lễ cúng để mời ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình với đấng sinh thành. |
Tổng hợp Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà, tại chùa?
A. Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà:
(1) Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Kính lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. Các vị Tiên Linh, Gia Tiên họ (...) (tên họ của gia đình). Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, năm (...) (năm hiện tại), tín chủ con là (...) (tên người khấn), cùng toàn thể gia đình thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Các vị Tôn Thần cai quản khu vực này. Hương linh Gia Tiên nội ngoại họ (...) (tên họ của gia đình). Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi, gia đạo bình an, mọi sự hanh thông, vạn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
(2) Văn khấn rằm tháng Giêng trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, năm Ất Tỵ (2025). Tín chủ con là: (Họ tên người khấn) . Ngụ tại: ( Địa chỉ nhà ở) . Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi, gia đạo bình an, mọi sự hanh thông, vạn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
B. Bài cúng rằm tháng giêng tại chùa
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, chắp tay vái 3 vái) Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni! Con lạy Đức Phật Di Lặc Tôn Phật! Con lạy Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí! Con lạy Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát! Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm …, tín chủ con là (họ và tên), ngụ tại (địa chỉ nhà ở). Chúng con một lòng thành kính, dâng nén tâm hương cùng hoa quả, phẩm vật lên chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền. Nguyện cầu cho bản thân, gia đình và chúng sinh muôn loài được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, tâm trí khai sáng, tránh xa điều ác, làm nhiều việc thiện, phước lành viên mãn. Nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người trên thế gian đều được an vui, hạnh phúc. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư Phật, chư Bồ Tát từ bi gia hộ. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, chắp tay vái 3 vái) |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Rằm tháng giêng có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch) không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Tổng hợp Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà, tại chùa? Rằm tháng giêng có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cúng rằm tháng giêng có phải là hành vi mê tín dị đoan?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL về quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
…
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
...
Thêm vào đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
Từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc Cúng rằm tháng giêng có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không còn tùy thuộc vào mục đích của mỗi cá nhân.
Trong trường hợp các cá nhân lợi dụng việc Cúng rằm tháng giêng để trục lợi hoặc truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, trái với thuần phong mỹ tục, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa thì đây có thể được xem là hành vi mê tín dị đoan và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng có bị phạt?
Hiện tại không có quy định nào cấm việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng.
Tuy nhiên, để biết việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng có bị phạt hay không thì có thể căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Đối chiếu với quy định trên nếu cá nhân đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi qua phà phải chấp hành quy định nào? Thứ tự ưu tiên của các xe khi qua phà như thế nào theo quy định mới?
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Trách nhiệm của người nộp thuế mới nhất là gì? Quyền của người nộp thuế đã được sửa đổi thế nào?
- Xe cứu hộ giao thông đường bộ là gì? Xe cứu hộ giao thông đường bộ có phải lắp camera ghi hình tài xế không?
- Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?