Tổng hợp Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Thông tư 133? Trình bày Bản thuyết minh theo thứ tự nào?
Tổng hợp Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp theo quy định Thông tư 133?
(1) Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Xem và tải Mẫu số B09 - DNN Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
(2) Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Xem và tải Mẫu số B09 - DNNKLT Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
(3) Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ
Xem và tải Mẫu số B09 - DNSN Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tổng hợp Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Thông tư 133? Trình bày Bản thuyết minh theo thứ tự nào? (hình từ Internet)
Trong đó, nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính được quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 81 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
+ Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là thành phần của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đúng không?
Căn cứ tại mục 7 Chuẩn mực số 21 trình bày báo cáo tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định Hệ thông báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Như vậy, bản thuyết minh báo cáo tài chính là một trong các thành phần hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Đồng thời, căn cứ tại mục 63 Chuẩn mực số 21 trình bày báo cáo tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định về các yêu cầu mà bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải đảm bảo như sau:
- Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Ngoài ra, Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
(căn cứ tại mục, 64, 65 Chuẩn mực số 21 trình bày báo cáo tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC)
Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần trình bày theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ tại mục 66 Chuẩn mực số 21 trình bày báo cáo tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định:
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
- Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
- Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
- Những thông tin khác,gồm:
- Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
- Những thông tin phi tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì? Mục tiêu và chức năng hoạt động của SGDCK?
- 9 loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất hiện nay?
- Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của cơ quan công đoàn? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo là khi nào?
- Công tác văn thư là gì? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác văn thư?