Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 giải thích thì an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tham khảo một số mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm dưới đây:
(1) Mẫu Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn như sau:
Tải về Mẫu Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
(2) Mẫu bản cam kết chấp hành quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với ngành Công Thương như sau:
Tải về Mẫu bản cam kết chấp hành quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với ngành Công Thương
(3) Mẫu bản cam kết chấp hành những quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với ngành Công Thương như sau:
Tải về Mẫu bản cam kết chấp hành những quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với ngành Công Thương
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (hình từ internet)
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm được quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
(1) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(2) Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?