Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
Lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò gì theo quy định pháp luật mới nhất?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Công an nhân dân như sau:
Công an nhân dân
1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
4. Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 quy định Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên là quân đội, công an theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (không giữ chức lãnh đạo quản lý)
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (giữ chức lãnh đạo quản lý)
Tổng hợp hệ thống các cấp bậc quân hàm, chức danh trong Công an nhân dân theo quy định mới nhất? (hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức và cấp bậc hàm của Công an nhân dân bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Theo đó, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
- Bộ Công an;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an xã, phường, thị trấn.
>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên là quân đội, công an nói riêng theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (không giữ chức lãnh đạo quản lý)
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (giữ chức lãnh đạo quản lý)
Đồng thời, căn cứ tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân bao gồm:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
+ Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
Đại tướng;
Thượng tướng;
Trung tướng;
Thiếu tướng;
+ Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
Đại tá;
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
+ Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
+ Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
+ Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
+ Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
+ Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
+ Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ;
+ Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
Binh nhất;
Binh nhì.
Những chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân, cụ thể:
- Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Cục trưởng, Tư lệnh;
+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
+ Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
+ Đại đội trưởng;
+ Trung đội trưởng;
+ Tiểu đội trưởng.
- Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?