Tổng Kiểm toán Nhà nước là chức danh cán bộ do ai quyết định? Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước?
Tổng Kiểm toán Nhà nước là chức danh cán bộ do ai quyết định?
Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quản lý được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 như sau:
I- Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định
1. Các cơ quan Trung ương
- Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thường trực Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị; Uỷ viên Ban Bí thư; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.
- Trưởng các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng do Bộ Chính trị thành lập.
- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.
- Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức (Uỷ viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác).
- Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
- Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
...
Theo quy định nêu trên thì Tổng Kiểm toán Nhà nước là chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định.
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Căn cứ trên quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng thời gian giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Tổng Kiểm toán Nhà nước là chức danh cán bộ do ai quyết định? Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
- Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
- Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước
- Ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để quy định trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, việc xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, việc công khai báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?