Trả tiền lương cho người lao động do mưa bão, dịch bệnh, trong dịp lễ, tết được pháp luật quy định như thế nào?
Tiền lương trả cho người lao động trong dịp lễ, tết được xác định như thế nào?
Quy định trả tiền lương cho người lao động vào dịp lễ, tết căn cứ tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
...
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, tiền lương trả trong những ngày lễ, tết là tiền lương theo hợp đồng lao động. Mà tiền lương theo hợp đồng lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019.
Chị có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Trả tiền lương cho người lao động trong trường hợp mưa bão, dịch bệnh ra sao?
Quy định trả tiền lương trong trường hợp mưa bão, dịch bệnh:
Trường hợp 1: Có thể thỏa thuận được với người lao động thì hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương.
Trường hợp 2: Không thể thỏa thuận được nghỉ không lương thì trong trường hợp này sẽ chi trả tiền lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, trong trường hợp này sẽ có hai tình huống xảy ra:
Tình huống thứ nhất, nếu phải ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống (không tính ngày nghỉ hàng tuần) thì tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Tình huống thứ hai, nếu phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương từ ngày 15 trở đi sẽ do hai bên thỏa thuận, tiền lương trong 14 ngày ngừng việc đầu tiên sẽ giống như tình huống thứ nhất.
Trả tiền lương cho người lao động
Trả tiền lương cho người lao động thì người sử dụng lao động phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, trả tiền lương cho người lao động thì người sử dụng lao động phải tuân thủ những nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?