Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính khi nào?
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong trường hợp nào?
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Theo đó thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra phải được bồi thường theo quy định và được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Đối với hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 bao gồm những trường hợp sau:
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
- Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, tổ chức yêu cầu;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng;
- Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự;
- Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.
Như vậy trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì những hành vi nêu trên sẽ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Bồi thường của Nhà nước (Hình từ Internet)
Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
...
Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính khi ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
5. Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án, quyết định đó theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?
- Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?
- AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?