Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?
- Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?
- Cơ sở giáo dục mầm non có cần phải tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá không?
- Cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào đâu để đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non?
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có trách nhiệm sau:
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chỉ đạo, tổ chức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục mầm non có cần phải tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b) Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, khi đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, cơ sở giáo dục mầm non phải tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá.
Cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào đâu để đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT về mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.
3. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.
4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Như vậy, cở sở giáo dục mầm non phải căn cứ vào quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?