Trách nhiệm của người lái xe gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ?
- Người lái xe gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm gì?
- Mức phạt xe máy gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện là bao nhiêu?
- Quy định về việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Người lái xe gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của người lái xe gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
- Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
(2) Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
- Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Tham gia bảo vệ hiện trường;
- Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
- Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Người được quy định tại khoản (1) và khoản (2) chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
(4) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Trách nhiệm của người lái xe gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Mức phạt xe máy gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Theo đó, mức phạt hành chính đối với người lái xe máy gây tại nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện là từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt hành chính nêu trên, người lái xe máy gây tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện còn bị trừ điểm giấy phép lái xe là 06 điểm.
Quy định về việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 81 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
(2) Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
(3) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
(4) Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
(5) Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
(6) Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản (2).
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/thong-tin-ve-tai-nan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/gay-ra-tai-nan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/Vu-tai-nan-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/18012025/roi-khoi-hien-truong-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/mau-giay-uy-quyen-giai-quyet-tai-nan-giao-thong-moi-nhat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/giao-thua-tet-duong-lich.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/241001/tai-nan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/tai-nan-giao-thong-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/241001/nguoi-di-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/huong-dan-quy-trinh-kham-nghiem-giao-thong-duong-bo.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi qua phà phải chấp hành quy định nào? Thứ tự ưu tiên của các xe khi qua phà như thế nào theo quy định mới?
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Trách nhiệm của người nộp thuế mới nhất là gì? Quyền của người nộp thuế đã được sửa đổi thế nào?
- Xe cứu hộ giao thông đường bộ là gì? Xe cứu hộ giao thông đường bộ có phải lắp camera ghi hình tài xế không?
- Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?