Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra trước khi kết thúc kiểm tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia thế nào?
Tổ chức đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định tổ chức đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
(1) Ra quyết định kiểm tra
- Đối với kiểm tra thường xuyên: Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định kiểm tra và gửi cho Nhà máy chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra;
- Đối với kiểm tra đột xuất: Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho Nhà máy chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra;
(2) Quyết định kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau:
- Căn cứ kiểm tra;
- Nội dung, phạm vi kiểm tra;
- Thời hạn tiến hành kiểm tra;
- Họ tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra;
(3) Thời hạn tiến hành một cuộc kiểm tra tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
Trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều nội dung, tính chất phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
(4) Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
Biên bản phải có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm lập biên bản;
- Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
- Họ, tên, chức vụ của người đại diện Nhà máy;
- Hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
- Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện Nhà máy. Trường hợp người đại diện Nhà máy không ký xác nhận vào biên bản, trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ lý do vào biên bản và báo cáo người ra quyết định kiểm tra xử lý.
Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra trước khi kết thúc kiểm tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia thế nào?
Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra trước khi kết thúc kiểm tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
- Trước khi kết thúc kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập dự thảo báo cáo kiểm tra gửi Nhà máy và tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Nhà máy.
Nội dung cuộc họp được lập thành biên bản, trong đó nêu rõ những vấn đề chưa nhất trí và giải trình của Nhà máy (nếu có) đối với nội dung của dự thảo báo cáo kiểm tra;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, căn cứ biên bản họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kiểm tra và gửi cho người ra quyết định kiểm tra kèm biên bản họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:
+ Đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của Nhà máy có liên quan đến nội dung kiểm tra;
+ Kết quả kiểm tra theo từng nội dung kiểm tra (mặt được, tồn tại, hạn chế, thiếu sót, vi phạm, nguyên nhân…);
+ Phân tích trách nhiệm tập thể, cá nhân và đề xuất giải pháp khắc phục hoặc kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung khác (nếu có);
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra (nếu có);
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra;
- Kết luận kiểm tra được gửi cho Nhà máy, Vụ Kiểm toán nội bộ và các đơn vị có liên quan. Trường hợp có ý kiến bảo lưu của Nhà máy, người ra quyết định kiểm tra báo cáo Thống đốc xem xét, xử lý. Kết luận kiểm tra được lưu trong hồ sơ quản lý Nhà máy.
Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra trước khi kết thúc kiểm tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia thế nào? (Hình từ Internet)
Cách xử lý kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia ra sao?
Theo khoản 6 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định cách xử lý kết quả kiểm tra như sau:
Kiểm tra
...
6. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Căn cứ kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh và khắc phục những khó khăn vướng mắc của Nhà máy hoặc kiến nghị Thống đốc xử lý theo quy định;
b) Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đủ để đánh giá thực trạng của Nhà máy thì người ra quyết định kiểm tra kiến nghị Thống đốc quyết định thanh tra theo thẩm quyền;
c) Trong quá trình xem xét, xử lý kết quả kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra báo cáo Thống đốc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?