Trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết để Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoàn thành nhiệm vụ thuộc về ai?
Trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết để Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoàn thành nhiệm vụ thuộc về ai?
Trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết để Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
Chế độ ăn ở, đi lại
1. Việc ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước và của KTNN.
2. Trưởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt của Đoàn trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Văn phòng KTNN bảo đảm kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, văn phòng Kiểm toán Nhà nước bảo đảm kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết để Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoàn thành nhiệm vụ thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước giải thể khi nào?
Thành lập và giải thể Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
Thành lập và giải thể Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của KTNN theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định thanh tra theo quy định tại Quy trình thanh tra của KTNN.
2. Đoàn thanh tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thanh tra. Nhưng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về những nhận xét, kết luận và kiến nghị trong Kết luận thanh tra.
Theo đó, đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thanh tra. Nhưng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về những nhận xét, kết luận và kiến nghị trong Kết luận thanh tra.
Lưu ý: Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của KTNN theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định thanh tra theo quy định tại Quy trình thanh tra của KTNN
Quan hệ công tác của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Quan hệ công tác của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Quan hệ giữa Đoàn thanh tra với Người ra quyết định thanh tra
+ Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra có trách nhiệm quản lý trực tiếp, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được phê duyệt; tổ chức thẩm định kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;
+ Trưởng Đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo đúng yêu cầu.
- Quan hệ giữa Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra; chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với thành viên Đoàn thanh tra và giữa các thành viên Đoàn thanh tra
+ Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ đoàn kết, phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ;
+ Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn thanh tra và đề xuất biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ? Tải mẫu?
- Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố năm 2025?
- Đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng nào?
- Tất niên là gì? Công ty có nghĩa vụ tặng quà Tết cho nhân viên vào ngày tất niên công ty hay không?