Trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định thế nào? Việc báo cáo được thực hiện trong thời gian nào?
Trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:
Trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm thường xuyên giám sát, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Ban Quản lý chương trình, dự án trong việc giám sát, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
3. Cơ quan chủ quản chủ trì lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành hoặc thuê tư vấn tiến hành đánh giá tác động của chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thiết lập và vận hành hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và khai thác hệ thống này.
Theo quy định trên, Ban Quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật có trách nhiệm thường xuyên giám sát, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
Hợp tác quốc tế về pháp luật (Hình từ Internet)
Việc báo cáo hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trong thời gian nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Chủ chương trình, dự án lập Báo cáo kết thúc chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.
2. Hàng năm, cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp ban hành.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 2 năm kế tiếp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
Theo đó, hàng năm ơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.
Sau đó trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 2 năm kế tiếp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
Kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 113/2014/NĐ-CP về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các cơ quan có liên quan.
3. Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan tiến hành kiểm tra có quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Việc thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Như vậy, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.
Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?