Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Trách nhiệm hành chính là gì?
Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý mà một cá nhân hoặc tổ chức phải chịu khi thực hiện hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Nói cách khác, khi một người hoặc một đơn vị làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính, họ sẽ phải chịu những hậu quả nhất định, gọi là trách nhiệm hành chính.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Đặc điểm của trách nhiệm hành chính:
- Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các biện pháp trách nhiệm hành chính là một loại biện pháp cưỡng chế hành chính, nhưng khác với các biện pháp cưỡng chế có tỉnh chất phòng ngừa và ngăn chặn hành chính.
- Trách nhiệm hành chính được áp dụng, cũng giống như các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hành chính, chủ yếu bởi cơ quan hành chính – Nhà nước, người có thẩm quyền ngoài trình tự xét xử tư pháp.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định các hình thức và nguyên tắc áp xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Như vậy, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Lưu ý:
- Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
- Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính?
Theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
(1) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
(2) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
(3) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
(4) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
(5) Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?