Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất thuộc về cơ quan nào? Việc kiểm tra này được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất?
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:
- Nhóm 1, bao gồm:
+ Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
+ Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
- Nhóm 2, bao gồm:
+ Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
+ Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
- Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Ta thấy, đối tượng được huấn luyện an toàn hóa chất được chia thành 03 nhóm và trong mỗi nhóm bao gồm những đối tượng được quy định cụ thể nêu trên.
Nội dung và thời gian huấn luyện an toàn hóa chất được quy định thế nào?
Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:
- Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
- Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
+ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
+ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
+ Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
- Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
+ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
+ Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
+ Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
+ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
+ Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
- Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
+ Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
+ Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
+ Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
+ Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
- Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
- Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
+ Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
+ Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
+ Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Khi tiến hành huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và thời gian huấn luyện tương ứng với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Thực việc huấn luyện an toàn hóa chất
Kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm kiểm tra việc thực huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
"Điều 35. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân, tối đa 01 lần 01 năm.
2. Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân."
Như vậy, ta thấy trách nhiệm kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ thuộc về Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định và thực hiện tối đa 01 lần 01 năm. Đối với trường hợp kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất đột xuất thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?