Trách nhiệm mua sắm, trang bị và quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
- Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
- Trách nhiệm quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại như sau:
Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
1. Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
...
Theo đó, mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc. Không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại như sau:
Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
...
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, cơ quan được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Trách nhiệm quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại như sau:
Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
1. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
b) Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
3. Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn, ngành nghề công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.
Theo đó, cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
- Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?