Trách nhiệm phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân của cơ quan nhà nước ra sao? Kinh phí xây dựng chương trình được lấy từ đâu?
- Trách nhiệm phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân của cơ quan nhà nước ra sao?
- Kinh phí xây dựng chương trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được lấy từ đâu?
- Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở vùng khó khăn có cần phải theo phong tục tập quán của người dân không?
Trách nhiệm phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân của cơ quan nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của các Cơ quan nhà nước trong hoạt động phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân
1. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung và dành thời lượng phù hợp để tăng cường, nâng cao chất lượng phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh; nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh với các thủ đoạn âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực lồng ghép các nội dung tuyên truyền về giáo dục quốc phòng và an ninh vào các chương trình nhân kỷ niệm các ngày Lễ lớn của đất nước, của dân tộc.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn Bộ Tư lệnh các quân khu; Bộ Chỉ huy quân sự các cấp; Công an, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp tài liệu, hỗ trợ các cơ quan báo chí địa phương thực hiện chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn quản lý chú trọng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, tăng thời lượng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
Theo đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân như sau:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn Bộ Tư lệnh các quân khu; Bộ Chỉ huy quân sự các cấp...cung cấp tài liệu, hỗ trợ các cơ quan báo chí địa phương thực hiện chương trình.
+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên địa bàn quản lý;
Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn quản lý chú trọng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, tăng thời lượng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
Như vậy, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân theo quy định trên.
Kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Kinh phí xây dựng chương trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT như sau:
Bảo đảm kinh phí thực hiện xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân cho các Cơ quan báo chí
1. Kinh phí thực hiện xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân cho các cơ quan báo chí được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao tại Thông tư này có trách nhiệm chủ động, phối hợp xây dựng dự toán kinh phí thực hiện xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí xây dựng chương trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, Kinh phí xây dựng chương trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được lấy từ ngân sách nhà nước.
Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở vùng khó khăn có cần phải theo phong tục tập quán của người dân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT như sau:
Nguyên tắc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên phương tiện thông tin đại chúng
1. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Hình thức, phương pháp phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng phải phù hợp với từng đối tượng, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa vùng, miền và phong tục tập quán của địa phương.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc thi hành pháp luật về quốc phòng và an ninh.
4. Kết hợp, lồng ghép phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân với các chương trình tuyên truyền, phổ biến, tập huấn giáo dục kiến thức pháp luật và các chương trình phổ biến kiến thức phù hợp khác.
Theo nguyên tắc của việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên phương tiện thông tin đại chúng.
Về hình thức, phương pháp phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng phải phù hợp với từng đối tượng, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa vùng, miền và phong tục tập quán của địa phương.
Như vậy, có thể thấy rằng việc phổ biến cũng cần phải xem xét phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa vùng, miền và phong tục tập quán của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?