Trách nhiệm phòng chống khủng bố tại địa phương thuộc về cơ quan nào? Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc phòng chống khủng bố tại địa phương?
Trách nhiệm phòng chống khủng bố tại địa phương thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.
Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm phòng chống khủng bố tại địa phương thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.
Phòng chống khủng bố (Hình từ Internet)
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong quản lý về phòng chống khủng bố?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
2. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ Công an có trách nhiệm trong việc phòng chống khủng bố tại địa phương như sau:
- Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;
- Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
Khi có khủng bố liên quan đến nước ngoài thì Bộ Quốc phòng sẽ phải có trách nhiệm phối hợp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm c, d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.
3. Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.
5. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.
6. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.
Như vậy, khi có khủng bố liên quan đến nước ngoài thì Bộ Quốc phòng sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?