Trách nhiệm quản lý sĩ quan dự bị thuộc về cơ quan nào? Thời gian huấn luyện tối đa trong một năm của sĩ quan dự bị là bao lâu?
Trách nhiệm quản lý sĩ quan dự bị thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị ở địa phương.
3. Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
4. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
5. Các cơ quan, tổ chức chỉ tiếp nhận, bố trí việc làm và giải quyết các quyền lợi cho sĩ quan dự bị khi đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký và tạo mọi điều kiện để sĩ quan dự bị thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
6. Các đơn vị thường trực, các học viện, nhà trường Quân đội đào tạo sĩ quan dự bị làm thủ tục, giới thiệu sĩ quan dự bị về đăng ký lần đầu tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, học tập, làm việc.
7. Các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra, đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị mình.
8. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý sĩ quan dự bị do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;
b) Kinh phí đăng ký sĩ quan dự bị do ngân sách địa phương bảo đảm.
Như vậy, trách nhiệm quản lý sĩ quan dự bị thuộc về:
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị trong phạm vi cả nước.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị ở địa phương.
- Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
Sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Hồ sơ gốc của sĩ quan dự bị do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về quản lý hồ sơ gốc của sĩ quan dự bị như sau:
Quản lý hồ sơ, thẻ sĩ quan dự bị
1. Quản lý hồ sơ gốc sĩ quan dự bị
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp úy;
b) Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá;
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Trung tá trở xuống;
d) Các quân khu quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Trung tá;
đ) Bộ Quốc phòng quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Thượng tá trở lên.
2. Thẻ sĩ quan dự bị
a) Thẻ sĩ quan dự bị là căn cứ để xác định công dân đã được đào tạo và đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị;
b) Mỗi sĩ quan dự bị chỉ được cấp một thẻ sĩ quan dự bị;
c) Giá trị của thẻ sĩ quan dự bị gắn với sĩ quan dự bị từ khi đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị đến khi giải ngạch sĩ quan dự bị;
d) Thẻ sĩ quan dự bị không có giá trị sử dụng trong trường hợp: Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc người có tên trong thẻ đã giải ngạch sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về sổ sách, mẫu biểu đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị; thẩm quyền và các trường hợp cấp thẻ, đổi thẻ, thu hồi, quản lý, sử dụng thẻ sĩ quan dự bị.
Như vậy, cơ quan quản lý hồ sơ gốc sĩ quan dự bị là:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp úy;
- Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Trung tá trở xuống;
- Các quân khu quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Trung tá;
- Bộ Quốc phòng quản lý hồ sơ sĩ quan dự bị cấp Thượng tá trở lên.
Thời gian huấn luyện tối đa trong một năm của sĩ quan dự bị là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về huấn luyện sĩ quan dự bị như sau:
Huấn luyện sĩ quan dự bị
1. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị, gồm: Huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ; bổ túc cán bộ đại đội, tiểu đoàn; huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự (sau đây gọi chung là huấn luyện).
2. Chỉ tiêu huấn luyện sĩ quan dự bị hằng năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền phối hợp với các bộ, các địa phương về thời gian, địa điểm, giao nhận sĩ quan dự bị đi huấn luyện; các bộ, các địa phương được giao chỉ tiêu huấn luyện có trách nhiệm huy động đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng thời gian, địa điểm, bàn giao cho các đơn vị dự bị động viên; tiếp nhận sĩ quan dự bị sau khi kết thúc khóa huấn luyện.
3. Sĩ quan dự bị có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và đơn vị trong thời gian huấn luyện.
4. Khi kết thúc khóa huấn luyện, đơn vị tổ chức huấn luyện nhận xét, đánh giá từng sĩ quan dự bị, thông báo bằng văn bản cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thời gian huấn luyện cho từng đối tượng, nhưng không quá 01 tháng trong 01 năm.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thời gian huấn luyện cho từng đối tượng sĩ quan dự bị nhưng không quá 01 tháng trong 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?