Trai bao là nghề gì? Người làm trai bao có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Trai bao là nghề gì? Người làm trai bao có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Trai bao là một cách gọi khác của mại dâm nam. Từ này để chỉ những người đàn ông tham gia mại dâm để kiếm tiền.
Một số cách gọi khác là: trai mại dâm, trai gọi, vịt, bánh mì, beach boy, gigolo,…
Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Đồng thời khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định về giao cấu như sau:
Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
Theo quy định trên, trường hợp người làm trai bao cho người cùng giới tính thì đây không được xem là hành vi bán dâm (vì ở đây không có hành vi giao cấu) nên người này sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, trường hợp người làm trai bao cho người khác giới tính (nữ), thì người này được xem là đang thực hiện hành vi bán dâm. Đây là một trong những hành vi không hợp pháp tại Việt Nam.
Lúc này, người làm trai bao có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo quy định trên, người làm trai bao có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bán dâm với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
Trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu người làm trai bao là người nước ngoài thì ngoài các mức phạt nêu trên, người này còn bị trục xuất.
Trai bao là nghề gì? Người làm trai bao có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm trai bao là bao lâu?
Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm trai bao là 01 năm.
Người làm trai bao có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Việc người làm trai bao có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, người làm trai bao biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố tình bán dâm và lây truyền HIV cho người mua dâm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác (trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người này và tự nguyện quan hệ tình dục).
Tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người làm trai bao này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 148 nêu trên. Trong đó, mức phạt cao nhất là 07 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?