Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có phải tiếp tục ở lại cơ sở nếu bị đánh giá chưa tiến bộ sau khi chấp hành xong quyết định?
- Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được hỗ trợ kinh phí thực việc không?
- Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc chấp hành xong quyết định thì có được hỗ trợ vốn học tập nghề nghiệp để tái hòa nhập cộng đồng không?
- Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có phải tiếp tục ở lại cơ sở nếu bị đánh giá chưa tiếp bộ sau khi chấp hành xong quyết định?
Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được hỗ trợ kinh phí thực việc không?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về việc tái hòa nhập cộng đồng đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Chuẩn bị công tác tái hòa nhập cộng đồng
1. Trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.
Bộ Công an hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.
Theo đó, hoạt động tái hòa nhâp cộng đồng đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ được phía cơ sở giáo dục bắt buộc hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ hỗ trợ trại viên đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thông qua Quỹ hòa nhập cộng đồng.
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có phải tiếp tục ở lại cơ sở nếu bị đánh giá chưa tiến bộ sau khi chấp hành xong quyết định? (Hình từ Internet)
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc chấp hành xong quyết định thì có được hỗ trợ vốn học tập nghề nghiệp để tái hòa nhập cộng đồng không?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng
1. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
b) Người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung theo dõi, giáo dục, giúp đỡ bao gồm: Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận; phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong quyết định; tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, căn cước công dân, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; theo dõi người chấp hành xong quyết định; hướng dẫn chấp hành pháp luật, nghĩa vụ công dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, đào tạo nghề nghiệp, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người chấp hành xong quyết định ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tránh tái vi phạm;
...
Theo quy định thì người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính
Trong đó, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, đào tạo nghề nghiệp, tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho trại viên tái hóa hòa nhập cộng đồng.
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có phải tiếp tục ở lại cơ sở nếu bị đánh giá chưa tiếp bộ sau khi chấp hành xong quyết định?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi trại viên đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho trại viên đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên đó.
3. Trường hợp trại viên chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
...
Như vậy, khi đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà trại viên vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Trại viên không phải phải tiếp tục ở lại cơ sở giáo dục bắt buộc, tuy nhiên Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?