Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Bài 20 tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp" ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 có nêu như sau:
GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
1. ĐỊNH NGHĨA
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng...
...
Theo đó, trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.
Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng...
Bên cạnh đó, các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm cũng được nêu tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Bài 20 tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp" ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
(1) 03 triệu chứng chính:
- Khí sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.
- Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.
- Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.
(2) 07 triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sự tập trung chú ý;
- Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định;
- Ý tưởng bị tội và không xứng đáng;
- Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;
- Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.
(3) Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:
- Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú;
- Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;
- Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;
- Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng;
- Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại);
- Giảm những cảm giác ngon miệng;
- Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước);
- Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.
Lưu ý: Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có hoặc không xuất hiện.
Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
Căn cứ theo Mục 5 Bài 20 tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp" ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 có nêu như sau:
GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
...
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát. Bệnh nhân có thể suy kiệt do từ chối ăn uống
...
Theo đó, biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát.
Nguyên tắc điều trị trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
Nguyên tắc điều trị trầm cảm được quy định tại Mục 4 tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp" ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
(1) Mục tiêu:
- Điều trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
- Làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng.
- Phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm.
(2) Tiến trình điều trị:
- Cần phải chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát; chọn thuốc chống trầm cảm thích hợp;
- Cho thuốc đủ liều; kiểm tra độ dung nạp của thuốc và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân; tiếp tục duy trì điều trị sau khi đã thanh toán hết các triệu chứng.
(3) Điều trị tấn công giai đoạn cấp để thanh toán các triệu chứng từ 2 – 4 tháng. Điều trị duy trì để phòng ngừa tái phát trầm cảm từ 4 – 6 tháng.
Điều trị phòng ngừa tái diễn trầm cảm dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào trạng thái bệnh và mỗi bệnh nhân thường không dưới một năm.
(4) Trong khi điều trị trầm cảm, đôi khi phải phối hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc điều chỉnh khí sắc, liệu pháp sốc điện, liệu pháp nhận thức … nếu cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?
- Quyết định 88/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? Quy tắc ứng xử cho trẻ em thế nào?